Những TIPS đơn giản để môn văn trở nên dễ thở hơn

Thứ ba - 10/05/2022 04:57
Môn Văn dài quá, nhiều chữ quá, làm sao mà nhớ hết được? Cứ mở vở Văn ra, chưa đọc được chữ nào là đã thấy buồn ngủ rồi, có cách nào cứu rỗi tình trạng này không?
      Hẳn là đang có rất nhiều bạn đã từng, hoặc đang thầm than thở trong đầu, trong lòng về những sự khó nhớ của môn Văn. Thế nhưng, có thực sự là môn Văn khô khan và khó nhớ đến vậy, hay là do chúng ta chưa biết tìm ra cách học sao cho đúng và hiệu quả. 4 bí kíp sau đây có thể phần nào giúp môn Văn dễ thở hơn với các bạn. Đây đều là những tip đã được đúc rút từ những giáo viên có kinh nghiệm, có tâm huyết trong trung tâm TAKIS muốn gửi gắm tới tất cả các bạn đó. 

1. Chọn thời điểm vàng để học và ôn tập

      Chúng ta không cần phải tưởng tượng hoặc suy diễn mang tính sắp đặt hay trùng lặp mà cũng có thể cảm nhận được có một số việc mình làm trong đúng một thời điểm nhất định thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn các thời điểm còn lại, nó được gọi là thời điểm vàng

 
Văn học là gì? Một số nét chính về đặc trưng của văn học
Học tập ở thời gian phù hợp sẽ giúp cho việc học trở nên hiệu quả

      Với môn Ngữ Văn cũng vậy. Để có thể học môn Văn một cách đỡ buồn ngủ hơn, tốt hơn hết, chúng ta nên học môn học này vào buổi sáng sớm, tầm từ 7h15’ đến 10h sáng. Thời gian học tập này là rất phù hợp bởi sau một giấc ngủ dài đêm qua và một bữa sáng ngon lành cùng các hoạt động vận động nhẹ nhàng, tâm trí chúng ta đã tỉnh táo hơn, minh mẫn hơn và sẵn sàng nạp hết những điều mới mẻ. 

      Còn khi học văn vào buổi chiều hay buổi tối thì cũng không sao cả, nhưng lúc này bộ não của chúng ta sau một ngày làm việc sẽ rất dễ bị phân tâm bởi nhiều yếu tố, dẫn đến mất tập trung, nản và buồn ngủ. Sáng sớm mai, các bạn đã sẵn sàng một tâm hồn thật đẹp, và một tinh thần thật sảng khoái để ngồi vào bàn học và tận hưởng môn Văn rồi chứ?

2. Ghi chép bài vở đầy đủ
     
      Có nhiều bạn vì ở trên lớp hay mất tập trung, hay làm việc riêng, hay nói chuyện riêng trong giờ Văn hoặc hay ngủ gật trong giờ Văn mà quên mất việc mình phải ghi chép bài vở đầy đủ, để rồi khi giáo viên bất ngờ kiểm tra vở thì mới cuống cuồng đi mượn vở chép. Việc ghi chép bài vở một cách đầy đủ và chỉn chu không phải là một việc làm để các bạn đối phó với những lần giáo viên kiểm tra đột xuất, mà nhằm phục vụ cho chính việc học của các bạn. 

 
Khung chương trình đào tạo Ngành Sáng tác Văn học - Trang Tuyển Sinh | Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
Ghi chép bài đầy đủ là việc quan trọng giúp cho việc học trở nên hiệu quả

      Trên thực tế, có nhiều bạn quan niệm rằng phải hiểu thì mới ghi vở, còn không hiểu thì chịu, không ghi, cô nói gì kệ cô, mình nghe được gì thì nghe, rồi về lại quên. Khi nghe hay tiếp thu một điều gì đó mới mẻ, các bạn đừng đặt nặng việc phải hiểu hết mọi thứ ngay lập tức, vì không phải khả năng tiếp thu của ai cũng giống nhau. 

      Để học tập và tiếp thu hiệu quả, việc đầu tiên cần làm, đó là chấp nhận khả năng của bản thân mình. Tiếp theo đó, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, rằng không hiểu gì cũng không sao, miễn là ghi được bài là được, còn đâu về nhà xem lại rồi ngẫm sau cũng được (nhưng phải chắc chắn là có xem lại vở nha). Cuối cùng, về nhà xem lại vở và note lại những từ, những chỗ chưa hiểu để đem hỏi những bạn học giỏi Văn, hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên. 

      Khi làm được những điều trên, việc học của chúng mình sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều vì không phải hiểu hết mọi thứ cùng một lúc, mà lại có thêm mối quan hệ tốt với những người bạn tốt, người thầy, người cô tốt sẵn sàng giúp đỡ chúng ta nữa. Và khi có người giúp đỡ, ta cũng sẽ tìm thấy niềm cảm hứng học tập từ những người xung quanh nữa, đó không phải là một điều tuyệt vời sao?

3. Đọc đi đọc lại vở ghi
     
      Nói về việc đọc sách thì có thể có nhiều bạn sẽ không thích và cảm thấy nhàm chán. Không sao cả, vì mỗi người đều có những sở trường và sở thích khác nhau. Nhưng riêng với chuyện học Văn, điều tối thiểu chúng ta cần làm, đó là đọc đi đọc lại nội dung bài học đã được ghi trong vở. 

      Và một mẹo dành cho những bạn học sinh có thói quen nước đến chân mới nhảy, đó là trước ngày thi 1 – 2 tuần, các bạn nên dành một chút thời gian trong ngày để đọc đi đọc lại, đọc hết vở ghi hoặc tài liệu mà giáo viên cung cấp. Mỗi ngày, chúng ta cố gắng đọc đi đọc lại phần nội dung ôn tập 3 lần, chưa cần thiết phải hiểu ngay lập tức. 

 
Văn Học Là Tấm Gương Phản ánh Hiện Thực
Trước khi thi các em cố gắng đọc tài liê


​​​​​​​      Khi làm điều này, có thể ngày đầu ta chưa hiểu gì, ngày hai ta chưa thấm lắm, ngày ba ta mới nhớ được xíu xiu, nhưng nếu đều đặn ngày nào cũng đọc đi đọc lại 3 lần, tự khắc đến lúc thi, các nội dung cần nhớ sẽ đi vào bộ não chúng ta vì đã được trải qua quá trình lặp lại. Lúc này, vào phòng thi và nhận đề thi, các bạn cứ tự tin về những kiến thức đã được lặp đi lặp lại trong đầu mình thôi, và cảm thấy bản thân mình tự tin hơn hẳn. 

​​​​​​​      Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này, đó là chúng ta chỉ ghi nhớ được tạm thời, rồi sau đó ta có thể quên. Vậy nên, đối với cách học này, những bạn nào coi môn Văn là môn thế mạnh và cần tập trung thì cần phải học và hiểu thật một cách sâu sắc và toàn diện nhé, còn đối với những bạn không quá chú trọng vào môn Văn vì không phải thế mạnh của mình, thì có thể triển luôn cách này là đủ sống sót qua những mùa thi cử rồi đó.

4. Lướt mạng xã hội một cách có suy nghĩ, có quan sát và có chọn lọc
 
       Đối với dạng văn nghị luận xã hội, nhiều người hay bảo chúng mình rằng cần có kiến thức xã hội tốt thì mới làm bài đạt yêu cầu. Điều đó đúng, nhưng thực chất không nặng nề đến mức như thế. 

       Tuy nhiên, đối với học sinh chúng mình, việc phải cố mà nghe thời sự như những người trưởng thành thực sự là một cực hình với nhiều bạn, nhưng nếu không nghe thì cũng không có nguồn dẫn chứng làm bài. Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, mạng xã hội bùng nổ, và chúng ta ai cũng có thể dành được thời gian để lướt mạng xã hội, thậm chí nhiều bạn còn ham tới mức dành nhiều thời gian cho nó hơn thời gian học. 

 
screenshot 1597994447
Hãy sử dụng internet và mạng xã hội để phục vụ cho học tập thay vì giải trí quá nhiều

       Việc lướt mạng xã hội cũng là một việc giải trí mang tính tích cực, nhưng để lướt một cách có hiệu quả thì hẳn không phải ai cũng có thể nhận ra và làm được. Mỗi khi dành thời gian lướt mạng xã hội, chúng ta nên tận dụng để đọc mở rộng, quan sát và suy ngẫm thêm về những hiện tượng, những tin tức hay những tư tưởng mà chúng ta tiếp nhận được, sau đó có thể viết ra một cuốn sổ tay bé bé để thi thoảng đọc lại lúc rảnh rỗi. Như vậy thì ta vừa có thể thảnh thơi lướt mạng, vừa có thêm được kha khá nguồn hay hiện tượng, dẫn chứng để dùng dần cho các bài nghị luận xã hội. Một công đôi việc, quá là tiện luôn, phải không nào?

        Nhìn chung, khi chúng ta cởi mở với bản thân mình, không quá đặt nặng những tiêu chí về môn Văn hay những yêu cầu nào hết, ta sẽ thấy môn Văn cũng khá là nhẹ nhàng và dễ học hơn đó chứ. Và nếu như cảm thấy học mà không vào đầu, thì đó không hẳn là do các bạn không có thế mạnh, mà có khi chỉ là do chúng ta chưa thực sự để tâm và chú ý đến môn học đó mà thôi. TAKIS tin rằng, mỗi bạn học sinh chỉ cần cố gắng thêm chút xíu xiu nữa thôi, là đã trở nên vượt trội hơn rồi.  

       Các em hãy áp dụng ngay những TIPS trên để đạt được hiệu quả học tập và ôn luyện nhé! Để đọc thêm các thông tin hữu ích về môn Ngữ văn, các em hãy click ngay tại đây hoặc liên hệ hotline: 0979.269.571 để được học thử tại TAKIS. 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn