Takis - Dạy tốt học tốt

https://takis.vn


Đề cương ôn luyện học kỳ 2 môn Ngữ Văn lớp 8

TAKIS tổng hợp nội dung kiến thức thi học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 8
A. PHẦN VĂN BẢN 
I. TÁC PHẨM “CHIẾU DỜI ĐÔ”


1. Kiến thức cơ bản 
a. Tác giả Lí Công Uẩn
- Tên: Lí Công Uẩn (974 - 1028) tức vua Lí Thái Tổ.
- Quê quán: quê Bắc Ninh.
- Cuộc đời:
+ Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.
+ Ông là người đã sáng lập vương triều nhà Lí, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

b. Tác phẩm Chiếu dời đô
- Chiếu dời đô được ông viết năm Canh tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất 1010.

c. Bố cục
- Bài văn được chia làm 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến "phong tục phồn thịnh": Dời đô là hợp với mệnh trời.
+ Phần 2: Từ "Thế mà ... không thể không dời đổi": Phê phán hai nhà Đinh, Lê không theo mệnh trời.
+ Phần 3: Còn lại: Thành Đại La có đủ ưu thế để trở thành kinh đô đất nước.

d. Đặc điểm cơ bản của thể "chiếu"
- Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh xuống thần dân.
- Mục đích, chức năng của chiếu là công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua, triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện. Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước.
- Về hình thức, chiếu có thể được làm bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trang trọng.

e. Giá trị nội dung
- Bài chiếu thể hiện khát vọng của nhân dân: định đô ở đồng bằng, non sông thu về một mối, đất nước vững mạnh. Triều Lí đủ sức lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước.

f. Giá trị nghệ thuật
- Bài viết lập luận chặt chẽ, có tình có lí. Yếu tố biểu cảm thuyết phục dễ đi vào lòng người

2. Phân tích tác phẩm
a. Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô
- Các triều đại nhiều lần dời đô nên việc nước lâu dài: Nhà Thương, nhà Chu nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu.
- Các triều đại nhiều lần không chịu dời đô nên việc nước lâu dài: Nhà Đinh, nhà Lê không chịu chuyển dời nên vận nước ngắn ngủi.
- Hai luận cứ rất thuyết phục vì dẫn chứng toàn diện, phong phú.
- Lập luận chặt chẽ, tập trung nêu bật được dụng ý cần nói: Nhất định phải thay đổi.
- Lý lẽ sắc sảo vì đã thể hiện được mối quan hệ giữa dời đô với sự thịnh suy của hoàng tộc và nhân dân.
- Thái độ: đồng tình với các triều đại viết mệnh trời, thuận lòng dân mà thay đổi và phê phán, lên án các triều đại kinh thường mệnh trời mà không chịu đổi.
→ Như vậy bản chất của việc dời đô là chính đáng, có lợi cho dân tộc, cho đất nước. Sử Trung Quốc đã ghi rõ điều đó lẽ nào ta không làm theo họ để cho "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh".

b. Lí do chọn Đại La là kinh đô mới
- Liệt kê hàng loạt những điểm tốt của Đại La.
- Là kinh đo cũ của Cao Vương.
- Vị trí địa lý thuận lợi: Ở vào trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây: là nơi tiện hướng nhìn sông dựa núi.
- Địa thế đẹp: rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng chứ không thấp như Hoa Lư.
- Cuộc sống dân cư được đảm bảo, mọi mặt kinh tế, chính trị đều pháp triển.
- Lời cảm tạ chân thành trời đất.
→ Đánh giá cao vị trí, lợi thế và tiềm năng phát triển của Đại La bằng một cảm xúc trầm trồ, thiết tha. Vị vua anh minh như Lí Thái Tổ đã nhìn thấy trước cả một tương lai rực rỡ của đất nước Đại Việt.

II. TÁC PHẨM “HỊCH TƯỚNG SĨ”
1. Kiến thức cơ bản
 
a, Tác giả Trần Quốc Tuấn
- Tên: Trần Quốc Tuấn (1231 ? - 1300)
- Cuộc đời:
+ Ông là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
+ Ông là người có phẩm chất cao đẹp; văn võ song toàn; là người đã làm nên những chiến công vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông của dân tộc ta.
+ Ông được tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi.

b. Tác phẩm Hịch tướng sĩ
- Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua, chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, hoặc cũng có khi được dùng để hiểu dụ, răn dạy thần dân và người dưới quyền.
- Tác phẩm được công bố vào tháng 9. 1284 tại cuộc duyệt binh ở bế Đông Bộ Đầu (Thăng Long) trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2.

c. Bố cục
- Bài văn được chia làm 4 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến lưu tiếng tốt: Nêu gương sáng trong sách sử.
+ Phần 2: Tiếp theo đến cũng vui lòng: Tố cáo sự ngang ngược của kẻ thù và nói lên lòng căm thù giặc
+ Phần 3: Tiếp theo đến có được không?: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.
+ Phần 4: Còn lại: Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu

d. Giá trị nội dung
Bài văn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước của Trần Quốc Tuấn và dân tộc.

e. Giá trị nghệ thuật
+ Lập luận sắc bén, lí lẽ, dẫn chứng xác thực, đầy thuyết phục, giọng văn hùng tráng, câu văn biền ngẫu.
+ Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương.

2. Phân tích tác phẩm
a. Nêu gương sáng trong sách sử

- Tướng: "Kỉ Tín, Do Vũ, Cảo Khanh, Kính Đức, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang".
- Quan nhỏ: "Thân Khoái".
- Gia thần: "Dự Nhượng".
⇒ Lòng trung quân ái quốc, như một luận cứ làm cơ sở cho lập luận.

b. Tố cáo tộ ác của giặc và tâm sự của tác giả
- Sứ giặc đi lại nghênh ngang
- Uốn lưỡi cú diều sỉ mắng
- Đem thân dê chó bắt nạt
- Đòi ngọc lụa, thỏa lòng tham
- Thu bạc vàng, để vét của kho
→ Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa cạch trần bản chất tham lam, tàn bạo, hống hách của giặc.
- Thật khác nào:
+ Đem thịt mà nuôi hổ đói.
+ Sao cho khỏi tai vạ về sau.
→ Khích lệ lòng căm thù giặc và khơi gợi nỗi nhục mất nước.
- Tâm sự của vị Quốc công tiết chế:
+ Ta thường tới bữa quên ăn
+ Nửa đêm vỗ gối
+ Ruột đau như cắt
+ Nước mắt đầm đìa
→ Nhịp dồn dập, ngắn gọn, ngôn ngữ từ ước lệ giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm.
- Thành ngữ: "Xả thịt lột da...nuốt gan uống máu"
- Trăm thân...phơi ngoài nội cỏ.
- Nghìn xác...gói trong da ngựa.
→ Nghệ thuật phóng đại, điểm cố, văn biền ngẫu.
→ Lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn.

c. Phân tích phải trái - làm rõ đúng sai
- Nhắc đến mối thân tình giữa chủ và tướng
+ Các ngươi không có mặc - thì ta cho áo.
+ Không có ăn - thì ta cho cơm.
+ Quan nhỏ - thì ta thăng chức.
+ Lương ít - thì ta cấp bổng.
+ Đi thủy - thì ta cho thuyền.
+ Đi bộ - thì ta cho ngựa
+ Cùng sống chết - cùng vui cười.
- Câu văn biền ngẫu nhiều ý, hai vế song hành, điệp cấu trúc câu. Cách đối xử chu đáo, hậu hĩnh, tạo mối quan
hệ gắn bó khăng khít.
→ Nhắc nhở, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với vua, tình cốt nhục như huynh đệ.
- Phê phán những biểu hiện sai trái:
+ Tình cảnh đất nước thấy chủ nhục - mà không biết lo.
+ Thấy nước nhục - mà không biết thẹn.
+ Hầu quân giặc - mà không biết tức.
+ Nghe nhạc - không biết căm
+ Chỉ biết đâm đầu vào thứ trò chơi vô bổ chọi gà, đánh bạc, săn bắn, uống rượu,...
+ Thú vui ruộng vườn, quyến luyến,...
- Phê phán thái độ bàng quan thờ ơ, ăn chơi nhàn rỗi, chỉ lo vun vén cá nhân.
→ Quên hết danh dự, bổn phận, mất cảnh giác, lối sống cầu an hưởng lạc cần phải phê phán.
- Hậu quả và thảm hại tất yếu
+ Nếu ham chơi cựa gà trống - áo giáp giặc.
+ Mẹo cờ bạc - mưu lược nhà binh
+ Ruộng lắm - việc quân cơ.
+ Tiền của nhiều - không mua được.
+ Chén rượu ngon - giặc say chết.
+ Tiếng hát hay - giặc điếc tai.
- Nước mất, nhà tan, bị bắt làm tù binh, bị mất tất cả, chịu khổ nhục, tiếng dơ muôn đời.
→ Cảnh báo bức tranh thảm họa, nỗi đau đớn nhục nhã của cảnh nước mất, thân làm nô lệ.

d. Nhiệm vụ cấp bách cần làm
- Lời kêu gọi - cũng là mệnh lệnh.
+ Học tập binh thư yếu lược.
+ Vạch ra hai con đường sống - chết, vinh - nhục.
+ Để tướng sĩ thấy rõ và chỉ có thể lựa chọn một con đường: địch hoặc ta.
→ Lập luận sắc bén, rõ ràng, thái độ cương quyết. Bày tỏ gan ruột của một chủ tướng yêu nước.
- Hậu quả
+ Thái ấp vững bền, bổng lộc được hưởng thụ.
+ Gia quyến êm ấm, vợ con bách niên giai lão.
+ Tổ tiên được tế lễ, thờ cúng.
+ Trăm năm sau còn lưu tiếng thơm.
- Bức tranh cảnh đất nước được thái bình.
- Khích lệ, động viên đến mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của tướng

III. TÁC PHẨM “NHƯ NƯỚC ĐẠI VIỆT TA”
1. Kiến thức cơ bản
a. Tác giả Nguyễn Trãi

- Tên: Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai
- Quê quán: huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
- Cuộc đời:
+ Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử lỗi lạc: nhà yêu nước vĩ đại, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
+ Ông là người văn võ toàn tài hiếm có, có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước nhưng kết cục cuộc đời vô cùng oan khốc, thảm thương.
+ Nguyễn Trãi có vai trò to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đến toàn thắng:
+ Ông là người đã dâng Bình Ngô sách (sách lược dẹp giặc Minh) với chiến lược công tâm nghĩa là tác động vào lòng người.
+ Ông là người thừa lệnh Lê lợi soạn thảo công văn, giấy tờ, thư từ giao thiệp với quân Minh, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc quân mưu.
+ Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo, khúc khải hoàn ca, tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

b. Tác phẩm Nước Đại Việt ta
- Thể loại cáo Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết.
- Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, được viết theo thể văn tứ lục".

c. Bố cục
- Bài cáo được chia làm 3 phần
+ Phần 1: 2 câu đầu khẳng định nguyên lí nhân nghĩa
+ Phần 2: 8 câu tiếp Chân lí độc lập
+ Phần 3: Còn lại thực tiễn lịch sử

d. Giá trị nội dung
- Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi, về tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.

e. Giá trị nghệ thuật
- Viết theo thể văn biền ngẫu.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hòa.

2. Phân tích tác phẩm
a. Nguyên lí nhân nghĩa
- Quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
+ Yên dân: giúp cho dân có cuộc sống yên ổn.
+ Trừ bạo: diệt trừ giặc Minh xâm lược.
→ Nhân nghĩa là yêu nước, chông giặc ngoại xâm.

b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
- Có nền văn hiến lâu đời. "Vốn xưng nền văn hiến đã lâu".
- Có lãnh thổ riêng "Núi sông bờ cõi đã chia".
- Có phong tục riêng "Phong tục Bắc Nam cũng khác".
- Có lịch sử riêng "Từ Triệu, Đinh, Lí, trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương".
- Vốn, đã lâu, đã chia,..: tính chất hiển nhiên, sẵn có của nước Đại Việt. Nềm độc lập dân tộc được khẳng định với nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ và chủ quyền rõ ràng.
- So sánh nước Đại Việt bằng với kẻ thù: Quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc đó là điều đáng tự hòa của dân tộc ta với các dân tộc khác đặc biệt là với triều đại phong kiến phương Bắc.
→ Khẳng định Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

c. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc
- Làm kẻ thù phải thất bại thảm hại.
- Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã bị giết, người bị bắt.
- Tác giả lấy "chứng cớ còn ghi" để minh chứng cho sức mạnh chính, nghĩa, lòng tự hòa dân tộc.
→ Hậu quả của những kẻ xâm lược phi nghĩa làm trái mệnh trời.

IV. TÁC PHẨM “BÀN VỀ PHÉP HỌC”
1. Kiến thức cơ bản
a. Tác giả Nguyễn Thiếp

- Tên: Nguyễn Thiếp, tự là Khải Xuyên, huyện là Lạp Phong cư Sĩ, người đương thời gọi là La Sơn Phu Tử, (1723-
1804)
- Quê quán: Xã Nguyệt Ao, Huyện La Sơn (Hà Tĩnh)
- Cuộc đời:
+ Ông là người học rộng, tài cao, đức lớn.
+ Người đương thời thường gọi là La Sơn Phu Tử.
+ Từng giúp triều Tây Sơn, (của Quang Trung) xây dựng đất nước

b. Tác phẩm Bàn về phép học
- Thể loại: Tấu.
- Hoàn cảnh sáng tác: 1791, khi ông vào Phú Xuân hội kiến với vua, bàn quốc sự.
- Vị trí đoạn trích: là phần thứ ba của bài tấu

c. Bố cục
- Bài văn được chia làm 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu...tệ hại ấy: Bàn về mục đích của việc học, phê phán lối học sai trái.
+ Phần 2: Tiếp ...thịnh trị: Phương pháp học và tác dụng của nó.
+ Phần 3: Còn lại: Kết luận (lời bày tỏ chân thành mong nhà vua xem xét

d. Giá trị nội dung
Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nguyễn Thiếp đã nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về việc học. Mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.

e. Giá trị nghệ thuật
+ Lập luận bằng cách đối lập hai quan niệm về việc học.
+ Có lập luận rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết, thể hiện tấm lòng của một trí thức chân chính đối với đất nước.

2. Phân tích tác phẩm
a. Mục đích chân chính của việc học

+ Dùng câu châm ngôn và hình ảnh so sánh.
+ "Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo",
+ Đạo là lẽ đối cử hằng ngày giữa mọi người.
=> Mục đích chân chính của việc học là: Học để làm người

b. Phê phán lối học lệch, sai trái
+ Lối học hình thức hòng cầu danh lợi.
+ Không biết đến cương ngũ, thường.
+ Học thuộc lòng câu chữ mà không biết nội dung, hữu danh vô thực, học chỉ để có tiếng làm quan, được danh lợi.
→ Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

c. Những quan điểm và phương pháp học đúng đắn
+ Mở thêm trường học.
+ Mở rộng thành phần đối tượng học.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.
+ Tuần tự tiến lên, học từ thấp đến cao.
+ Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
+ Học phải kết hợp với hành.
→ Quan điểm, phương pháp đúng đắn, tiến bộ.

d. Tác dụng của việc học chân chính
+ Đất nước có nhiều nhân tài.
+ Triều đại vững mạnh.
+ Quốc gia hưng thịnh.
→ Việc học chân chính có tác dụng vô cùng to lớn

B. PHẦN TIẾNG VIỆT 
I. CÁC KIỂU CÂU
1. Câu nghi vấn
a. Đặc điểm hình thức: 

- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (khi viết).
- Có từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu bao nhiêu hoặc từ “hay’. Ngoài ra còn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, hoặc dấu chấm lửng

b. Chức năng chính:
- Dùng để hỏi

c. Chức năng khác:
- Dùng để cầu khiến, đe doạ, phủ định, khẳng định
- Dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

2. Câu cầu khiến
a. Đặc điểm hình thức:
- Kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm (khi viết).
- Có từ cầu khiến: hãy, đùng, chớ, đi, thôi, nào…
- Ngữ điệu cầu khiến.

b. Chức năng chính:
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, răn đe, khuyên bảo.

3. Câu cảm thán:
a. Đặc điểm hình thức:

- Kết thúc câu bằng dấu chấm than(khi viết).
- Có từ cảm thán: than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao…

b. Chức năng chính:
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói

4. Câu trần thuật
a. Đặc điểm hình thức
- Kết thúc câu bằng dấu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm lửng (khi viết).
- Không có đặc điểm hình thức của câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

b. Chức năng chính:
- Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả…

c. Chức năng khác:
- Dùng để yêu cầu, đề nghị.
- Dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm.

5. Câu phủ định
a. Đặc điểm hình thức:

- Có từ ngữ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải(là), chẳng phải (là), đâu có phải(là), đâu (có),…

b. Chức năng chính:
- Dùng để thông báo, xác nhận không có sự việc, tính chất, quan hệ nào đó 
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (PĐBB).

II. HÀNH ĐỘNG NÓI
a. Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
b. Các kiểu hành động nói
+ Hỏi
+ Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến…)
+ Điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức, …)
+ Hứa hẹn.
+ Bộc lộ cảm xúc.

c. Cách thực hiện hành động nói:
+ Cách dùng trực tiếp (Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó).
+ Cách dùng gián tiếp (hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính không phù hợp với hành động đó).
+ Yêu cầu: Nắm khái niệm và các kiểu hành động nói; xác định hành đông nói và cách dùng hành động nói trong ngữ cảnh nhất định.

B. PHẦN TẬP LÀM VĂN 
Hướng dẫn cách làm nghị luận xã họi về tư tưởng đạo lý 
ĐỀ BÀI: Mối quan hệ giữa học và hành 
- Mở đoạn: nêu vấn đề
- Thân đoạn
+ Giải thích (học , hành)
* Học là việc chúng ta tiếp nhận, tiếp thu kiến thức 
* Hành là việc thực hành từ những kiến thức chúng ta được hành vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. 
+ Phân tích (vai trò của học, vai trò của hành)
* Học trau dồi kiến thức, mở mang tri thức cho bản thân, giúp bản thân nâng cao được giá trị của mình. Muốn có kiến thức tốt chúng ta học tập từ thầy cô, sách vở, từ đời sống, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để giúp bản thân phát triển.
* Hành: thực hành: vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn. Khi thực hành chúng ta sẽ làm chủ được kiến thức, biến thức từ sách vở vào đời sống. 
Ý nghĩa của sự kết hợp giữa học và hành 
* Sự kết hợp giữa hoc và hành khiến chúng ta không bị mất thời gian 
* Bản thân phát triển 
* Sẽ kiến tạo được nhiều mối quan hệ 
* Chỉ học mà không hành thì: kiến thức là kiến thức sáo rỗng 
* Chỉ hành mà không học: mất thồi gian để tìm tòi kiến thức, lòng vòng, không trôi chảy 
 + Dẫn chứng ( phân tích vai trò, ý nghĩa)
+ Phương án : Nguyễn Thiếp: theo điều học mà làm (học được gì áp dụng vào thực tiễn) 
+ Mở rộng: phê phán, bài học  
* Phê phán: những ng chỉ học kiến thức / hoặc phê phán những người chỉ chăm chăm vào thực hành 
Phê phán những người lười biếng 
Chăm chỉ luyện tập, cần phải lắng thầy cô giảng bài, hăng say làm bài tập về nhà để biến kiến thức thành kiến thức của mình. 
Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ
 

     Trên đây là đề cương tổng hợp kiến thức môn Văn học kỳ 2 lớp 8. Các em học sinh hãy lưu lại để ôn luyện và chúc các em đạt điểm cao trong kỳ thi học kỳ tới.

   Hãy truy cập ngay tại đây để có thêm nhiều kiến thức ôn luyện thi vào 10 hoặc liên hệ hotline: 0979.269.571 để được tư vấn chương trình học tập tại TAKIS.