Takis - Dạy tốt học tốt

https://takis.vn


Thế nào là bản kế hoạch học tập phù hợp với học sinh?

Xây dựng kế hoạch học tập phù hợp và thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đó có lẽ là bí quyết học tập của các học sinh giỏi. Nhưng thực tế, nhiều học sinh không biết lập kế hoạch phù hợp cho mình.
     Kế hoạch học tập chính là một bản đồ chỉ dẫn đường đi. Đó là việc các em học sinh biết được mình sẽ đi đâu và phải làm thế nào, đi đường nào để đến được mục tiêu đã định. Đây là điều quan trọng không những giúp các em biết được mình sẽ phải học gì làm gì tiếp theo, mà một kế hoạch học tập phù hợp sẽ giúp các em học sinh duy trì được động lực học tập trong suốt hành trình chinh phục mục tiêu học tập của mình.

Thế nào là kế hoạch học tập phù hợp?

     Một bản kế hoạch phù hợp khác với một bản kế hoạch hoàn hảo. Một kế hoạch học tập phù hợp sẽ giúp các em học sinh duy trì được việc thực hiện trong học tập và mang lại hiệu quả cao. Trong khi một kế hoạch học tập hoàn hảo mang tính cao siêu, không thật sự phù hợp với cá nhân sẽ làm các học sinh bị nản chí học tập, ngắt quãng việc thực hiện theo kế hoạch và không mang lại hiệu quả trong học tập.

 
Thiết kế không tên (12)
Đừng lập bản kế hoạch hoàn hảo, hãy lập bản kế hoạch phù hợp

     Một kế hoạch học tập phù hợp trước tiên phải được thực hiện theo đúng quy trình, đó là: Xác lập mục tiêu – Phác lộ trình – Xây dựng kế hoạch cụ thể. Điều này phải được thực hiện một cách nghiêm túc, vừa thể hiện được điều mình mong muốn, vừa thích hợp với hoàn cảnh của bản thân.

>>> Xem thêm: Bật mí 3 bước dễ dàng lập nhanh mọi kế hoạch học tập cho học sinh 

     Sự phù hợp của bản kế hoạch thể hiện ở việc đảm bảo tính phù hợp về thời gian, đó là phải chú ý xem khả năng thực hiện của bản thân của công việc đó. Hơn nữa, trong học tập, khi xây dựng kế hoạch học tập thì phải đánh giá được mức độ hiểu bài, khả năng tiếp thu của bản thân để có thể lên kế hoạch phù hợp. Ví dụ bạn không thể lên kế hoạch 1 tuần học hết 1 chương Toán trong khi hiện tại học lực yếu kém và khả năng tiếp thu chậm.

     Ngoài những điều trên, khi lập kế hoạch học tập còn phải đảm bảo mục tiêu ở mỗi công việc nhỏ, đó là tính khả thi, sự đo lường hiệu quả về chất lượng – số lượng và hạn mức thời gian. Ví dụ kế hoạch học hết chương 1 toán thì phải cụ thể thời gian, đó là trong 1 hay 2 tuần; chất lượng đạt được là gì – là thuộc lý thuyết và làm hết bài tập sách giáo khoa; mức độ tiến bộ bằng điểm số (số lượng) là bao nhiêu. Đó chính là mục tiêu trong kế hoạch.

 
Thiết kế không tên (15)
Hãy kết hợp mục tiêu vào các kế hoạch chi tiết để đo lường, đánh giá và điều chỉnh

>>> Xem thêm: Mách bạn phương pháp xác định mục tiêu học tập phù hợp cho bản thân

Ví dụ thực tiễn về một bản kế hoạch học tập phù hợp

     An học lớp 9 là học sinh trung bình khá, A muốn đỗ trường THPT Trần Đăng Ninh trong kỳ thi vào lớp 10 tháng 6 năm sau. Vậy đây sẽ là bản kế hoạch học tập phù hợp với A.

Mục tiêu lớn: 
  • Năng lực hiện tại: học sinh trung bình khá, điểm số dao động 5-6, khả năng tiếp thu bình thường, không nhanh không chậm. 
  • Điều A mong muốn: đỗ vào trường THPT Trần Đăng Ninh, mức điểm dao động tuyển sinh trường đó ở khoảng 7.5-8 điểm mỗi môn.
  • Đánh giá: thời gian còn 9 tháng ôn luyện. Với khả năng của An hiện tại thì hoàn toàn có thể đỗ vào trường mong muốn nếu lập kế hoạch phù hợp và bám sát với kế hoạch. A sẽ cần học tập tốt để tăng điểm số, khoảng 3-4 điểm (từ 5 đến 8 điểm, đặt 4 điểm để an toàn hơn).
  • Mục tiêu học tập của An đã đảm bảo được quy chuẩn SMART.
>>> Xem thêm: Quy chuẩn SMART trong xác định mục tiêu 

Lộ trình học tập: An sẽ phải làm gì để đạt được điều đó?

     Với môn Toán: Thời gian còn 9 tháng, An sẽ chia ra lộ trình 6 tháng và 3 tháng
  • Trong 6 tháng đầu, An sẽ tiến hành kết hợp học kiến thức mới của lớp 9 và sẽ tổng hợp lại các kiến thức cũ có liên quan đến cấu trúc đề thi. Mục tiêu: nắm vững kiến thức mới, thành thạo các bài trong sách giáo khoa, sách bài tập; bao quát và không bỏ lỡ bất cứ phần kiến thức cũ quan trọng nào, thể hiện ở việc thành thạo lý thuyết và giải được các bài toán ở mức điểm 7-8.
  • 3 tháng cuối cùng, An sẽ ôn luyện tổng hợp và luyện đề. Mục tiêu: làm quen với các dạng đề và cách làm đề; làm nhuần nhuyễn các đề có đặt thời gian và đạt ít nhất là điểm 8.
  • Hình thức học tập: tự học kết hợp với học lớp cam kết thi đỗ vào lớp 10 tại TAKIS.
Kế hoạch học tập: Cụ thể hóa của lộ trình.

     Trong 6 tháng đầu, An sẽ phân chia theo 3 tháng một:
  • 3 tháng đầu tiên: học theo chương trình Toán lớp 9 trên lớp kết hợp rà soát và học lại tất cả các kiến thức bị hổng, bị yếu kém từ lớp 6 đến lớp 8. Mục tiêu: học thuộc và hiểu lý thuyết, làm lại bài tập sách giáo khoa để nhuần nhuyễn áp dụng vào các bài tập phức tạp.
  • 3 tháng sau: học theo chương trình trên lớp, rà soát lại phần kiến thức còn kém của lớp 9 và hệ thống toàn bộ các kiến thức đã bổ sung vào phần hổng từ lớp 6 đến lớp 8 trước đó.
     Trong 3 tháng đầu tiên, sẽ chia kế hoạch ra làm 3 tháng:
  • Tháng đầu tiên: học chương 1 và chương 2 của Toán lớp 9, kết hợp rà soát và ôn luyện toàn bộ kiến thức Toán lớp 6 những phần bị quên, bị hổng.
  • Tháng thứ 2… thứ 3 tương tự
     Tiếp tục lập kế hoạch chi tiết cho tháng đầu tiên:
  • Tuần đầu tiên: hoàn thành từ bài 1 đến bài 5 chương 1 toán lớp 9 và xem lại các kiến thức kỳ 1 phần toán hình lớp 6. Mục tiêu: thuộc lý thuyết và làm hết bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, sách bổ trợ nếu có hoặc bài tập làm thêm của trung tâm bổ trợ.
  • Tuần thứ hai: hoàn thành từ bài 6 đến bài 10 chương 1 toán lớp 9 và học lại các kiến thức  kỳ 1 phần toán đại lớp 6. Tương tự với tuần thứ 3, tuần thứ 4 cho tháng đầu tiên.
     Cuối cùng là lập kế hoạch chi tiết theo ngày: Để hoàn thành bài 1 đến bài 5 chương 1 toán lớp 9 thì sẽ phân bổ 1 ngày phải làm 1 bài, 2 ngày cuối tuần sẽ xem lại các kiến thức kỳ 1 phần toán hình lớp 6. Mục tiêu cho mỗi việc là thuộc và hiểu lý thuyết, làm bài tập trong các sách cụ thể. Từ đó, ta xây dựng được thời khóa biểu, thời gian biểu theo ngày và xác định được hôm nay mình sẽ phải học gì ở môn Toán để đạt được mục tiêu đã đề ra.
 
Thiết kế không tên (16)
Luôn phối hợp mục tiêu cùng kế hoạch sẽ giúp học viên có được bản kế hoạch đúng đắn và phù hợp

     Như các học viên đã thấy, mục tiêu – kế hoạch là 2 cái luôn luôn đi kèm với nhau. Mục tiêu lớn có kế hoạch nhỏ, mà mỗi kế hoạch nhỏ lại có mục tiêu đi kèm để đo lường và đánh giá chất lượng… 

     Trên đây là một ví dụ về bản kế hoạch học tập phù hợp với một bạn học sinh đặt mục tiêu thi đỗ cấp 3. Những phân tích cụ thể trên hy vọng các em học sinh nói chung và học viên tại TAKIS có thể lập được cho bản thân một kế hoạch học tập phù hợp nhất đối với bản thân để có thể theo sát và duy trì việc học của bản thân đạt hiệu quả cao.

     Để được tư vấn về lộ trình và kế hoạch học tập Toán Anh Văn cho học sinh khối Trung học cơ sở, phụ huynh và học viên vui lòng đăng ký thông tin hoặc liên hệ hotline: 0979.269.571 để được tư vấn về chương trình học tập tại TAKIS.