Các phương thức biểu đạt cần nhớ trong văn bản

Thứ hai - 17/01/2022 03:11
Làm thế nào để xác định và vận dụng tốt các phương thức biểu đạt trong quá trình làm bài?
     Xác định phương thức biểu đạt, nêu nội dung chính, xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ là những yêu cầu thường thấy trong bài đọc hiểu của đề thi môn Ngữ Văn thi vào lớp 10. Và việc nắm chắc các phương thức biểu đạt là điều cần thiết để các em chinh phục được phần đọc hiểu và phục vụ cho việc viết văn.

     Các thầy cô Ngữ văn tại TAKIS tổng hợp đầy đủ 6 phương thức biểu đạt chính. Đó là: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.

1. Phương thức biểu đạt Tự sự: 

Định nghĩa: Phương thức biểu đạt tự sự là việc thuật lại, kể lại diễn biến của một sự việc nào đó hoặc khắc họa tính cách nhân vật. 

Đặc điểm nhận diện: Kể lại sự việc bằng một câu chuyện có cốt truyện, có đối tượng kể, có các tình tiết, sự  kiện thúc đẩy câu chuyện.
  • Có sự kiện, cốt truyện
  • Có diễn biến câu chuyện
  • Có nhân vật
  • Có các câu trần thuật/đối thoại

2. Phương thức biểu đạt Miêu tả

Định nghĩa: Là cách dùng ngôn ngữ giúp người khác hình dung được cụ thể sự vật sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.
     
Đối tượng được miêu tả chủ yếu là thiên nhiên, cảnh vật.

Đặc điểm nhận diện:
  • Sử dụng các từ ngữ miêu tả nhằm đem lại những hình ảnh có thể cảm thấy như gặp con người nghe thấy âm thanh nhìn ra cảnh sắc.
  • Các câu văn miêu tả.
  • Từ ngữ sử dụng đa phần là tính từ. 
3. Phương thức biểu đạt Biểu cảm

Định nghĩa: Các phương thức biểu đạt biểu cảm là khả năng con người bộc lộ tình cảm, những rung động trong tâm hồn với người khác.

Đặc điểm nhận diện:
  • Sử dụng các từ ngữ nhằm diễn tả cảm xúc đối với người hoặc đối với sự vật, hiện tượng.
  • Câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết
  • Có những từ ngữ thể hiện cảm xúc: Ê, a, ôi, ơi…
4. Phương thức biểu đạt Nghị luận

Định nghĩa: Nghị luận là đưa ra quan điểm, chính kiến của người viết nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.

Đặc điểm nhận diện:
  • Các yếu tố: 
    - Luận đề
    - Luận điểm
    - Luận cứ
    - Lập luận
  • Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người viết
  • Từ ngữ thường mang tính khái quát cao  (chân lí, quy luật)
  • Sử dụng các thao tác: lập luận, giải thích, chứng minh
5. Phương thức biểu đạt Thuyết minh

Định nghĩa: Thuyết minh là một trong các phương thức biểu đạt, là dùng ngôn ngữ nhằm cung cấp, giới thiệu giảng giải những tri thức đầy đủ và toàn diện về một đối tượng, sự vật, hiện tượng nào đó với cái nhìn khách quan, chân thực (đối tượng thuyết minh có thể là con người, cảnh vật).

Đặc điểm nhận diện:
  • Tính chuẩn xác, khoa học, hấp dẫn. Được trình bày theo hình thức, kết cấu nhất định. 
  • Các câu văn miêu tả đặc điểm, tính chất của đối tượng
  • Có thể là những số liệu chứng minh
6. Phương thức biểu đạt Hành chính – công vụ

Định nghĩa: Trong các phương thức biểu đạt này thì hành chính – công vụ được sử dụng trong những văn bản có tính khuôn mẫu. Dùng để giao tiếp hành chính dựa trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…)

Đặc điểm nhận diện:
  • Phương thức này sử dụng trong các văn bản hành chính, tính khuôn mẫu, tính công vụ, tính minh xác…
  • Hợp đồng, hóa đơn…
  • Đơn từ, chứng chỉ…
     Trên đây là những nội dung quan trọng các em cần ghi nhớ về các phương thức biểu đạt. Hy vọng với những chia sẻ của các thầy cô tại TAKIS sẽ giúp các em nắm được những kiến thức cần nhớ và áp dụng vào làm tốt các bài tập.

>>> Xem thêm: 
Ôn thi vào 10 môn Ngữ văn thật dễ chỉ với 3 phương pháp

      Để tham gia ôn luyện Toán Anh Văn, Qúy phụ huynh hãy liên hệ hotline: 0979.269.571 hoặc đăng ký ngay tại đây để được tư vấn về chương trình học tập tại TAKIS.
-------------

TAKIS - Dạy tốt học tốt
Hotline: 0979.269.571
Website: https://takis.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn