Đề cương ôn luyện học kỳ 2 môn Ngữ Văn lớp 6

Thứ sáu - 29/04/2022 02:41
TAKIS tổng hợp nội dung kiến thức thi học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 6 đầy đủ 3 bộ sách: Kết nối tri thức - Cánh diều - Chân trời sáng tạo
Sách "Kết nối tri thức với cuộc sống"
I. Phần Đọc hiểu: 
      - Ôn tập nội dung, nghệ thuật của các văn bản và khái niệm, đặc điểm, chức năng của những thể loại đã học trong chương trình HK II lớp 6.

 
Tên bài học Thể loại / Loại văn bản Văn bản đã học
Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng Truyền thuyết - Thánh Gióng.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Bài 7: Thế giới cổ tích Truyện cổ tích - Thạch Sanh.
- Cây khế.
Bài 8: Khác biệt và gần gũi Văn bản nghị luận - Xem người ta kìa.
- Hai loại khác biệt.
Bài 9: Trái Đất – ngôi nhà chung Văn bản thông tin - Trái Đất – cái nôi của sự sống.
- Các loài chung sống với nhau như thế nào?

II. Phần Viết: 
      Ôn tập mục đích, yêu cầu, các bước thực hiện của các kiểu bài viết: 
      - Thuyết minh thuật lại một sự kiện.
      - Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.
      - Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.

III. Phần Tiếng Việt: 
      Nắm được khái niệm, đặc điểm, chức năng của các kiến thức tiếng Việt đã học trong mỗi bài.

 
Tên bài học Kiến thức Tiếng Việt
Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng - Nghĩa của từ ngữ:
 + Từ có yếu tố Hán Việt.
 + Các cặp từ có sự tương đồng về từ loại và gần trường nghĩa, tạo nên quan hệ trùng điệp, tăng tiến, bổ sung.
- Từ ghép, từ láy.
- Cụm từ.
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ.
- Dấu câu.
Bài 7: Thế giới cổ tích - Nghĩa của từ ngữ: 2 cách để giải nghĩa một từ:
 + Dựa vào từ điển.
 + Suy đoán nghĩa của từ ngữ dựa vào những từ ngữ xung quanh.
- Biện pháp tu từ: luyện tập xác định biện pháp tu từ điệp ngữ và viết được câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ.
Bài 8: Khác biệt và gần gũi - Trạng ngữ.
- Nghĩa của từ ngữ: Nghĩa của thành ngữ.
- Lựa chọn từ ngữ.
- Lựa chọn cấu trúc câu.
Bài 9: Trái Đất – ngôi nhà chung - Văn bản và đoạn văn.
- Từ mượn.

IV. Đề tham khảo: 
Phần I: Đọc – hiểu (4,5 điểm)
      Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
      “Con người trên Trái Đất
      Đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên Trái Đất chính là con người. Là động vật bậc cao, con người có bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn. Nhưng đáng buồn thay, con người cũng đã khai thác thiên nhiên – món quà quý giá mà tạo hoá ban tặng – một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tồn tại và phát triển của sự sống trên Trái Đất”.
(Trích Trái Đất – Cái nôi của sự sống, Hồ Thanh Trang)

      Câu 1: Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên.
      Câu 2: Nghĩa của từ “tạo hoá” được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
      Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn có gạch chân và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
      Câu 4: Theo em, con người có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất?

Phần II: Viết (5,5 điểm)
      Hãy viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề ô nhiễm môi trường sống.


Sách Cánh diều
I. Phần Đọc hiểu:
      - Ôn tập nội dung, nghệ thuật của các văn bản và khái niệm, đặc điểm, chức năng của những thể loại đã học trong chương trình HK II lớp 6.

 
Tên bài học Thể loại / Loại văn bản Văn bản đã học
Bài 6: Truyện Truyền đồng thoại - Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài).
- Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin)
Bài 7: Thơ Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả - Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
- Lượm (Tố Hữu)
Bài 8: Văn bản nghị luận - Nghị luận xã hội
- Văn bản và đoạn văn
- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du)
- Khan hiếm nước ngọt (Theo Trịnh Văn)
Bài 9: Truyện Truyện ngắn - Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)
Bài 10: Văn bản thông tin Văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. - Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng. (Theo Nguyệt Cát)
- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng (Theo thethaovanhoa.vn)

II. Phần Viết:
      Ôn tập các dạng bài viết:
      - Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
      - Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.
      - Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
      - Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

III. Phần Tiếng Việt:
      Nắm được khái niệm, đặc điểm, chức năng của các kiến thức tiếng Việt đã học trong mỗi bài.
Tên bài học Kiến thức Tiếng Việt
Bài 6 - Mở rộng chủ ngữ.
Bài 7 - Biện pháp tu từ hoán dụ
Bài 8 - Từ Hán Việt
Bài 9 - Trạng ngữ
Bài 10 - Dấu ngoặc kép ; Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu

IV. Đề tham khảo:
Phần I: Đọc hiểu (4,5 điểm)
      Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
      “Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:
- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ…
Bác cười hiền, đầm ấm:
- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.
Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”
(Trích Ngữ Văn 6 – Cánh Diều, tập 2, trang 32)

      Câu 1: Văn bản trên gợi cho em nhớ tới bài thơ nào mà em đã học? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
      Câu 2: Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng của thành phần trạng ngữ đó: “Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng.”
      Câu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 câu) ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

Phần II: Viết (5,5 điểm)
      Hãy viết một bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.


Sách Chân trời sáng tạo
I. Phần Đọc hiểu:
- Ôn tập tác giả, nội dung, nghệ thuật của các văn bản và khái niệm, đặc điểm, chức năng của những thể loại đã học trong chương trình HK II lớp 6.

 
Tên bài học Thể loại / Loại văn bản Văn bản đã học
Bài 6: Điểm tựa tinh thần Truyện - Gió lạnh đầu mùa.
- Tuổi thơ.
- Con gái của mẹ.
Bài 7: Gia đình thương yêu Thơ - Những cánh buồm.
- Mây và sóng.
- Chị sẽ gọi em bằng tên.
Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống Văn bản nghị luận - Học thầy, học bạn.
- Bàn về nhân vật Thánh Gióng.
- Góc nhìn.
Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn Ôn tập một số yếu tố của truyện. - Lẵng quả thông.
- Con muốn làm một cái cây.
- Và tôi nhớ khói.

II. Phần Viết:
      Ôn tập các dạng bài viết:
      - Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
      - Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
      - Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

III. Phần Tiếng Việt:
      Nắm được khái niệm, đặc điểm, chức năng của các kiến thức tiếng Việt đã học:
      - Từ đa nghĩa.
      - Từ đồng âm.
      - Từ thuần Việt.
      - Từ Hán Việt.
      - Dấu ngoặc kép.
      - Lựa chọn cấu trúc câu.

IV. Đề tham khảo:
Phần I: Đọc hiểu (4,5 điểm)
     
      Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Đá dế là trò chơi gắn liền với thời thơ ấu của bất cứ đứa trẻ thôn quê nào. Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn cho dế là những nhánh cỏ non tơ nhất. Trước khi cho dế ra trận, bọn tôi bứt tóc buộc chân dế rồi quay tít. Dế quay mòng mòng, chóng mặt nên nổi khùng, vào trận là xông lên “liều mình như chẳng có”. Trong những cuốn sách về tuổi mới lớn của tôi, khi đặt bút viết những câu “thảm thiết” kiểu như “có phải em đang quay tôi như quay dế” ấy là lúc tôi đang mường tượng lại cảnh này.”
(Trích Ngữ Văn 6 – Chân trời sáng tạo, tập 2, trang 13)

      Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào mà em đã học? Tác giả là ai?
      Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
      Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của những dấu ngoặc kép được tác giả sử dụng trong đoạn văn.
      Câu 4: Trò chơi tuổi thơ của tác giả là đá dế. Vậy, trò chơi gắn liền với tuổi thơ của em là gì? Hãy chia sẻ về trò chơi đó trong khoảng 5 dòng.

Phần II: Viết (5,5 điểm)
      Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm của em về một hoạt động tập thể trong trường học mà em đã từng tham gia.


     Trên đây là đề cương tổng hợp kiến thức môn Toán học kỳ 2 lớp 6. Các em học sinh hãy lưu lại để ôn luyện và chúc các em đạt điểm cao trong kỳ thi học kỳ tới.


  Hãy truy cập ngay tại đây để có thêm nhiều kiến thức ôn luyện thi vào 10 hoặc liên hệ hotline: 0979.269.571 để được tư vấn chương trình học tập tại TAKIS.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn