Phương pháp làm văn Nghị luận xã hội hiệu quả
Trung tâm TAKIS giới thiệu tới bạn đọc hướng dẫn viết văn nghị luận xã hội một cách chi tiết và dễ ăn trọn điểm viết đoạn văn trong đề thi vào 10. Sau đây là phương pháp làm bài, mời bạn đọc tham khảo.
I. Khái niệm về nghị luận xã hội.
1. Nghị luận xã hội là gì?
- Là bàn bạc những vấn đề về xã hội, chính tri, đời sống.
2. Các dạng bài nghị luận xã hội thường gặp
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
* Nhận diện dạng bài nghị luận về tư tưởng đạo lí.
1. Nhận thức, quan điểm ( VD: thời gian là vàng,…)
2. Lí tưởng, lẽ sống (VD: Khát vọng sống của tuổi trẻ hôm nay)
3 Phẩm chất, đạo đức, tâm hồn (VD: khiêm tốn, trung thực,…)
4. Cách ứng xử (Bàn về tranh giành, nhường nhịn: Lời cảm ơn, xin lỗi…)
* Nhận diện dạng bài nghị luận về sự việc, hiện tượng xã hội
Đề tài: hướng đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, đáng suy nghĩ.
Ví dụ:
- Hiện tượng hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh
- Bạo lực học đường
- Môi trường bị ô nhiễm.
- Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ
- Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân
- Sử dụng bao bì ni lông không đúng cách
- Bệnh vô cảm.
- Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, hiện tượng chảy máu chất xám…
- Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tấm gương người tốt, việc tốt, nếp sống đẹp…
3. Hướng dẫn cách viết bài:
1. Nghị luận xã hội là gì?
- Là bàn bạc những vấn đề về xã hội, chính tri, đời sống.
2. Các dạng bài nghị luận xã hội thường gặp
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
* Nhận diện dạng bài nghị luận về tư tưởng đạo lí.
1. Nhận thức, quan điểm ( VD: thời gian là vàng,…)
2. Lí tưởng, lẽ sống (VD: Khát vọng sống của tuổi trẻ hôm nay)
3 Phẩm chất, đạo đức, tâm hồn (VD: khiêm tốn, trung thực,…)
4. Cách ứng xử (Bàn về tranh giành, nhường nhịn: Lời cảm ơn, xin lỗi…)
* Nhận diện dạng bài nghị luận về sự việc, hiện tượng xã hội
Đề tài: hướng đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, đáng suy nghĩ.
Ví dụ:
- Hiện tượng hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh
- Bạo lực học đường
- Môi trường bị ô nhiễm.
- Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ
- Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân
- Sử dụng bao bì ni lông không đúng cách
- Bệnh vô cảm.
- Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, hiện tượng chảy máu chất xám…
- Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tấm gương người tốt, việc tốt, nếp sống đẹp…
3. Hướng dẫn cách viết bài:
Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. |
Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. |
Bước 1: Nêu vấn đề (Khẳng định vấn đề) |
|
Bước 2: Thực trạng | Bước 2: Giải thích |
Bước 3: Giải thích khái niệm | Bước 3: Biểu hiện |
Bước 4: Nêu biểu hiện | Bước 4: Ý nghĩa |
Bước 5: Nguyên nhân ( Chủ quan, khách quan) | Bước 5: Phản đề |
Bước 6: Hậu quả ( Tác dụng) | Bước 6: Liên hệ - Bài học (Nhận thức và hành động) |
Bước 7: Giải pháp | |
Bước 6: Liên hệ - Bài học (Nhận thức và hành động) |
II. CÁCH ĐƯA DẪN CHỨNG VÀO BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
1. Lỗi Thường Gặp Khi Lấy Dẫn Chứng Cho Đoạn NLXH
* Không nêu được dẫn chứng.
* Nêu được dẫn chứng nhưng:
- Chưa phù hợp/ không liên quan đến vấn đề nghị luận.
- Dẫn chứng không cụ thể, tiêu biểu, chính xác.
=> Nguyên nhân: thiếu vốn dẫn chứng
=> Khắc phục: sưu tầm (đọc nhiều, xem thời sự)
* Chọn đúng dẫn chứng nhưng trình bày không đạt (quá lướt/ quá lan man)
=> Nguyên nhân: Viết theo bản năng, chưa có sự sắp xếp hợp lí trong lập luận.
=> Khắc phục: Phác ý ra nháp (dùng từ khóa).
2. Nguyên Tắc Lấy Dẫn Chứng Cho Đoạn NLXH
- Phù hợp phạm vi của đề bài và vấn đề nghị luận.
- Gần gũi, có tính thời sự.
- Tiêu biểu, cụ thể, chính xác.
- Có thể sử dụng trong nhiều vấn đề NLXH khác nhau.
- Tái hiện dẫn chứng
-> bàn luận, đánh giá ngắn gọn để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
3. Nguồn Lấy Dẫn Chứng Cho Đoạn NLXH
- Dẫn chứng trong SGK Ngữ văn.
- Dẫn chứng ngoài SGK:
+ Sách văn học, giáo dục, lịch sử…
+ Danh ngôn
+ Truyện ngụ ngôn
- Thực tế đời sống.
=> Nguồn:
(1) Bài viết hay của bạn
(2) Sách có giá trị, sách tham khảo,…
(3) Mạng XH: Google, Facebook,…
(4). Chương trình truyền hình: Điều ước thứ 7, Thời sự, Chuyển động 24h, Việt nam hôm nay, Việc tử tế…
MÔ TẢ CỤ THỂ DẪN CHỨNG NLXH
Vấn đề 1: Lòng yêu nước của thế hệ trẻ
1. Dẫn chứng trong SGK
Bài thơ Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh chú bé liên lạc anh hùng, quả cảm thích làm công việc kháng chiến, góp phần bé nhỏ cho cuộc chiến của cả dân tộc khiến người đọc xúc động và cảm phục.
2. Dẫn chứng ngoài SGK
a. Tấm gương thực tế:
- Chàng thiếu niên anh dũng Trần Quốc Toản tự chiêu tập quân lính tụ nghĩa dưới lá cờ thêu 6 chữ vàng “ Phá cường địch, báo hoàng ân” là minh chứng hào hùng cho tinh thần yêu nước, quyết chí xông pha nơi hiểm nạn của tuổi trẻ anh hùng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
b. Danh ngôn về lòng yêu nước (Patriotism):
- Tôi tiếc rằng tôi chỉ có một cuộc đời để hy sinh cho Tổ quốc (Nathan Hale).
- Người ta có thể trèo lên đỉnh Everest chỉ vì mình nhưng khi lên tới đỉnh, anh ta cắm cờ của Tổ quốc mình. ( Margaret Thatcher).
Dàn ý chi tiết cho một bài nghị luận (mẫu)
Lòng Tự Trọng.
- Nêu vấn đề: Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một con người.
- Giải thích: Tự trọng là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình, là biết mình biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân hổ thẹn.
- Biểu hiện: Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm; luôn trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc không để bị nhắc nhở, phàn nàn. Trong học tập, không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện sẽ tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.
- Ý nghĩa:
+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận được cái sai, những điểm chưa hoàn thiện.
+ Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc, bởi người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình.
+ Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp, sống có ích khiến xã hội lành mạnh hơn.
+ Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác.
- Phản đề (Bàn luận mở rộng): Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân: làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm; nói năng ứng xử thiếu văn hóa; học sinh vô lễ với thầy cô. Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán.
- Bài học nhận thức và hành động.
+ Mỗi con người cần ý thức và suy nghĩ đúng đắn về bản thân và trang bị cho bản thân lòng tự trọng
+ Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu.
+ Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa.
+ Liên hệ bản thân: Chúng ta là học sinh cần cố gắng học tập, tiếp thu điều tốt đẹp từ thầy cô bạn bè.
+ Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình
+ Lời nhắn nhủ: Mỗi chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.
Trên đây là toàn bộ bí kíp ăn trọn điểm văn nghị luận xã hội đối với đề thi vào 10. Hãy truy cập ngay tại đây để xem nhiều tài liệu Ngữ văn bổ ích hoặc liên hệ hotline: 0979.269.571 để được tư vấn về các khóa học Toán Anh Văn tại TAKIS.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- Hướng dẫn cách thay thế từ ngữ để bài văn trở nên đặc sắc, sinh động.
- Tổng hợp kiến thức Ngữ văn 6 - Bộ sách Kết nối tri thức (Bản chi tiết)
- Học văn có ý nghĩa to lớn như thế nào?
- Chủ đề học tập: Các đường đồng quy trong tam giác
- Tổng hợp một số chủ đề viết văn nghị luận thường hay gặp trong đề thi ( có bài tham khảo)
- Cách ôn luyện từ vựng hiệu quả
- Học toán hình thật đơn giản chỉ với 3 phương pháp
- Top 5 địa điểm cho thuê phòng hội thảo uy tín giá rẻ tại Hà Nội
- 3 lý do không nên phân biệt môn chính – môn phụ
- Phương pháp làm văn Nghị luận xã hội hiệu quả