Theo chủ trương định hướng mới của Bộ GD&ĐT, kỳ thi vào 10 sẽ thay đổi như thế nào?

Thứ sáu - 10/09/2021 11:27
Ngày 23/5/2021, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố 67.446 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022 với 12 khu vực tuyển sinh như những năm về trước, và có hơn 93.000 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó khu vực nội thành và lân cận có 6 khu vực tuyển sinh, với tỷ lệ chọi trung bình khá cao từ 1.1 đến 2.91.

      Do ảnh hưởng của dịch covid 19, các thí sinh thuộc trường hợp F0, F1 được xét tuyển thẳng vào các trường THPT phù hợp với nơi cư trú, các trường hợp F2 được xét tuyển theo công thức điểm. Tuy đã được giảm tải về chương trình cũng như nội dung thi nhưng sức nóng của kỳ thi vào 10 tại TP. Hà Nội cũng không thể giảm bớt.

      Năm nay, khi vừa được bổ nhiệm chính thức, tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ban hành những chính sách đổi mới toàn diện về giáo dục phổ thông với tinh thần quyết liệt khi đưa vào thực thi, ví như bỏ tính điểm trung bình môn, không phân biệt môn học chính và môn học phụ ở các cấp THCS và THPT… Liệu rằng những quyết sách ấy có làm thay đổi quy chế kỳ thi vào 10 năm tới tại TP. Hà Nội.

 
thi 16179570052791170545486
Liệu kỳ thi vào 10 năm 2022 sẽ thay đổi như thế nào?

      Theo nhận định có 3 trường hợp có thể xảy ra đối với kỳ thi vào 10 năm học 2022-2023
  • Thứ nhất: Vẫn giữ nguyên quy chế thi như hiện tại
  • Thứ hai: Xét tuyển điểm TBC các năm THCS - trường hợp dịch bệnh phức tạp
  • Thứ ba: Xét tuyển điểm TBC hoặc thi các môn theo nguyện vọng của từng thí sinh.
      Với quy định mới “Không tính điểm trung bình môn học” thì chắc chắn một điều rằng sẽ KHÔNG có việc xét tuyển điểm Trung bình cộng của các năm học khối THCS để xét tuyển vào 10 - điều mà khá nhiều phụ huynh lo lắng trước đây khi lực học của con không đồng đều ở các năm, đặc biệt là những năm học lớp 6,7, 8.

      Trường hợp vẫn giữ nguyên quy chế thi như hiện tại. Từ trước đến nay, 3 môn chính luôn xuất hiện tại kỳ thi vào 10 tại TP. Hà Nội hay một số địa phương khác là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ. Ngoài ra theo từng năm môn thi thứ 4 hoặc môn thi tổ hợp sẽ được các Sở GD&ĐT lựa chọn để thi xét tuyển vào 10. Nếu giữ nguyên quy chế thi, điều đó đi ngược với quy định mới “Không phân biệt môn chính, môn phụ” của Bộ GD&ĐT, phụ huynh học sinh và những nhà hoạt động giáo dục sẽ đặt ra câu hỏi, đã gọi là bình đẳng các môn học tại sao không đưa những môn như Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Công dân, Thể chất, Công nghệ… vào kỳ thi? Nếu có đưa vào liệu thời lượng nội dung thi và hệ số tính điểm có như nhau không?

      Trường hợp xét tuyển điểm TBC môn theo nguyện vọng hoặc thi các môn theo nguyện vọng của từng thí sinh, trường hợp này đáp ứng và tương thích với những chính sách đổi mới. Tuy nhiên nếu đổi mới quy chế theo hướng như vậy, có quá nhiều bất cập trong vận hành, tổ chức thi và tổ chức dạy học ở cấp THPT. Câu hỏi đặt ra để cùng bàn luận là: Các trường top đầu với các GV nổi tiếng chuyên về Toán, Văn, Ngoại ngữ có vận hành bình thường khi mà thí sinh đăng ký vào trường mình phần lớn là các môn Thể chất, Công dân, Địa lý… các giáo viên ấy họ sẽ truyền cảm hứng và dạy học sinh theo cách như thế nào khi đây không là môn học yêu thích của học sinh? Liệu có xảy ra xung đột khi không phân biệt môn chính phụ nhưng thời lượng các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ vẫn nhiều hơn so với các môn khác? Trong quá trình tổ chức thi, học sinh có thể chọn và đăng ký thi tất cả các môn thi của mình đều là môn học với thời lượng ít hơn vì nội dung kiến thức ít hơn dễ ôn và điểm cao hơn hay không?

 
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Rất nhiều giả thiết, vấn đề được đặt ra với mỗi định hướng thay đổi của kỳ thi vào 10

      Sẽ rất khó để nhận định chắc chắn rằng năm nay kỳ thi vào 10 sẽ đi theo hướng nào. Theo quan điểm của tôi và nhiều cố vấn giáo dục thì các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ sẽ không thể thiếu được trong kỳ thi vào 10 vì đó là 3 môn tiền đề để phát triển các năng lực cơ bản tổng thể của con người. Có thể ví dụ như, môn Văn sẽ truyền cảm hứng về tính nhân văn, thái độ sống, tinh yêu quê hương, đất nước; phát triển môn Văn là phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ, cách diễn đạt, giao tiếp, thuyết trình… Môn toán phát triển năng lực tư duy phân tích tổng thể, tư duy logic, hệ thống là tiền đề phát triển các lĩnh vực quan trọng như công nghệ thông tin, logictic, tài chính, kế toán, big data, in 3D, khoa học cơ bản… Mong rằng các Sở GD&ĐT đặc biệt Sở GD&ĐT TP. Hà Nội sẽ hết sức cân nhắc và có những quyết sách linh hoạt, tối ưu, phù hợp trước những đổi mới từ Bộ GD&ĐT cho kỳ thi vào 10 những năm tới.
- Theo CEO TAKIS.

      Quý phụ huynh muốn tìm hiểu thêm thông tin về tỷ lệ chọi, điểm chuẩn vào 10 của các trường THPT Công lập TP. Hà Nội 10 năm gần nhất, hoặc muốn tư vấn định hướng vào 10 cho con có thể để lại thông tin SĐT, email TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline: 0979.269.571 để được tư vấn về chương trình học tại TAKIS.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn