Làm thế nào để đạt hiệu quả khi làm bài thi môn Ngữ văn đối với học sinh thi 9 lên 10.
Để đạt được hiệu quả thì TAKIS chia sẻ cho bạn những lưu ý sau:
Môn Ngữ văn là một trong những môn học được lựa chọn cho kì thi tuyển sinh 9 lên 10. Bên cạnh môn Toán thì môn Ngữ văn được nhân đôi số điểm, do vậy việc học và làm bài thi môn Ngữ văn rất quan trọng đối với học sinh. Dưới đây là những “mẹo” để TAKIS mách nhỏ đối với các sĩ tử nhé!
Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn được chia ra thành 2 phần, cấu trúc đề thi còn phụ thuộc vào các tỉnh thành ra đề, so với đề thi Hà Nội thì cấu trúc vẫn giữ nguyên 2 phần đều có sự kết hợp của đọc – hiểu, phần 1: Nghị luận văn học, phần 2: Nghị luận xã hội. Các tỉnh thành khác đề thi được chia thành, phần 1: đọc hiểu, phần 2: Tập làm văn.
1. Nắm chắc kiến thức từ cơ bản đến nâng cao
Kiến thức cơ bản đối với môn Ngữ văn đó chính là học sinh phải nắm được về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, về phương thức biểu đạt, về bố cục nội dung từng phần, đặc biệt nắm được về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Để nhớ được kiến thức môn Ngữ văn học sinh cần ôn tập lại nhiều lần để ghi nhớ một cách tốt nhất.
Sau khi nắm được kiến thức cơ bản học sinh cần phải ôn tập những kiến thức nâng cao hơn các câu hỏi thông hiểu đòi hỏi học sinh cần trình bày rõ ràng, đầy đủ. Các em có thể ghi nhớ kiến thức cơ bản theo hình thức sơ đồ tư duy. Nắm chắc những kiến thức nền, ý chính của tác phẩm. Kết hợp giữa việc học và tập viết thành các đoạn văn.
Từ một luận điểm, ý then chốt, học sinh tư duy và phát triển thành một đoạn văn. Nên có sổ tay văn học ghi chép lại những đoạn văn hay, kiến thức mở rộng nâng cao phù hợp để có thể vận dụng, giúp bài viết sáng tạo, độc đáo. Ngoài ra, học sinh nên hướng tới cách học hiểu để vận dụng chứ không nên học ghi nhớ máy móc.
2. Luyện đề
Luyện đề là bước rất quan trọng để học sinh có thể trả lời hoàn thiện đề thi, đánh giá được năng lực của bản thân. Luyện đề để rèn luyện thêm kỹ năng, cách trả lời các câu hỏi và phân chia thời gian hợp lý để giải quyết từng phần.
Khi luyện đề học sinh cần chú ý đến luyện đề một cách nghiêm túc. Sau khi hoàn thành bài làm học sinh có thể nhờ người có chuyên môn, thầy/ cô đánh giá để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, hoàn thành tốt hơn ở những đề tiếp theo.
3. Tâm lý thoải mái
Đối với môn Ngữ văn một số học sinh cảm thấy “áp lực” khi làm bài, do vậy học sinh cần phải bình tĩnh, sắp xếp thời gian ôn tập khoa học, tập thể dục, thư giãn để có thể có một tâm lý thoải mái, tự tin nhất. Đặc biệt quý phụ huynh cần quan tâm, động viên tinh thần của con hơn nữa.
4. Đọc kỹ đề, trình bày khoa học
Khi được nhận đề thi, một số học sinh lại chủ quan không đọc kỹ đề đẫn tới tình trạng chủ quan làm lạc đề. Do vậy khi nhận được đề thi học sinh sẽ đọc một lượt để xác định phần nào cần triển khai trước (thường phần nhiều điểm học sinh nên ưu tiên làm trước).
Khi trả lời từng câu hỏi, học sinh cần thận trọng đọc thật kỹ câu hỏi, gạch chân vào từ khóa quan trọng đặc biệt là câu hỏi viết đoạn văn, học sinh cần chú ý về mặt hình thức (giới hạn số câu, kết cấu đoạn văn để xác định câu chủ đề…) về mặt nội dung cần phải đi sâu trọng tâm vào nội dung nào, lấy dẫn chứng, đánh giá nội dung và nghệ thuật ra sao…Bên cạnh đó đoạn văn thường kết hợp với phần Tiếng Việt đi kèm, do vậy học sinh cần phải chú ý hơn nữa để kết hợp nhuần nhuyễn vào bài làm của mình.
Đối với đề bài viết bài văn thì cần chú ý về bố cục của bài văn, mở đoạn cần giới thiệu được tên tác phẩm, tên tác giả, nội dung cần viết. Thân đoạn chia ra thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn sẽ giải quyết một vấn đề. Kết đoạn, tổng hơp lại nội dung đã trình bày một cách ngắn gọn.
Một điểm lưu ý, học sinh cần trình bày rõ ràng, khoa học, trả lời đầy đủ tránh trả lời cộc lốc, viết chữ rõ ràng không được viết tắt, tẩy, xóa quá nhiều trong bài làm của mình.
Trên đây là những chia sẻ để giúp các sĩ tử đạt được kết quả cao trong kì thi tuyển sinh 9 lên 10. Hi vọng với những chia sẻ này các sĩ tử có sự chuẩn bị tốt nhất và đạt được kết quả cao nhất trong kì thi sắp tới.
Để được tham khảo các thông tin hữu ích về học tập, quý phụ huynh và học viên có thể tham khảo tại đây hoặc liên hệ hotline: 0979.269.571 để được tư vấn về chương trình học tại TAKIS.
Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn được chia ra thành 2 phần, cấu trúc đề thi còn phụ thuộc vào các tỉnh thành ra đề, so với đề thi Hà Nội thì cấu trúc vẫn giữ nguyên 2 phần đều có sự kết hợp của đọc – hiểu, phần 1: Nghị luận văn học, phần 2: Nghị luận xã hội. Các tỉnh thành khác đề thi được chia thành, phần 1: đọc hiểu, phần 2: Tập làm văn.
1. Nắm chắc kiến thức từ cơ bản đến nâng cao
Kiến thức cơ bản đối với môn Ngữ văn đó chính là học sinh phải nắm được về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, về phương thức biểu đạt, về bố cục nội dung từng phần, đặc biệt nắm được về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Để nhớ được kiến thức môn Ngữ văn học sinh cần ôn tập lại nhiều lần để ghi nhớ một cách tốt nhất.
Sau khi nắm được kiến thức cơ bản học sinh cần phải ôn tập những kiến thức nâng cao hơn các câu hỏi thông hiểu đòi hỏi học sinh cần trình bày rõ ràng, đầy đủ. Các em có thể ghi nhớ kiến thức cơ bản theo hình thức sơ đồ tư duy. Nắm chắc những kiến thức nền, ý chính của tác phẩm. Kết hợp giữa việc học và tập viết thành các đoạn văn.
Từ một luận điểm, ý then chốt, học sinh tư duy và phát triển thành một đoạn văn. Nên có sổ tay văn học ghi chép lại những đoạn văn hay, kiến thức mở rộng nâng cao phù hợp để có thể vận dụng, giúp bài viết sáng tạo, độc đáo. Ngoài ra, học sinh nên hướng tới cách học hiểu để vận dụng chứ không nên học ghi nhớ máy móc.
2. Luyện đề
Luyện đề là bước rất quan trọng để học sinh có thể trả lời hoàn thiện đề thi, đánh giá được năng lực của bản thân. Luyện đề để rèn luyện thêm kỹ năng, cách trả lời các câu hỏi và phân chia thời gian hợp lý để giải quyết từng phần.
Khi luyện đề học sinh cần chú ý đến luyện đề một cách nghiêm túc. Sau khi hoàn thành bài làm học sinh có thể nhờ người có chuyên môn, thầy/ cô đánh giá để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, hoàn thành tốt hơn ở những đề tiếp theo.
3. Tâm lý thoải mái
Đối với môn Ngữ văn một số học sinh cảm thấy “áp lực” khi làm bài, do vậy học sinh cần phải bình tĩnh, sắp xếp thời gian ôn tập khoa học, tập thể dục, thư giãn để có thể có một tâm lý thoải mái, tự tin nhất. Đặc biệt quý phụ huynh cần quan tâm, động viên tinh thần của con hơn nữa.
4. Đọc kỹ đề, trình bày khoa học
Khi được nhận đề thi, một số học sinh lại chủ quan không đọc kỹ đề đẫn tới tình trạng chủ quan làm lạc đề. Do vậy khi nhận được đề thi học sinh sẽ đọc một lượt để xác định phần nào cần triển khai trước (thường phần nhiều điểm học sinh nên ưu tiên làm trước).
Khi trả lời từng câu hỏi, học sinh cần thận trọng đọc thật kỹ câu hỏi, gạch chân vào từ khóa quan trọng đặc biệt là câu hỏi viết đoạn văn, học sinh cần chú ý về mặt hình thức (giới hạn số câu, kết cấu đoạn văn để xác định câu chủ đề…) về mặt nội dung cần phải đi sâu trọng tâm vào nội dung nào, lấy dẫn chứng, đánh giá nội dung và nghệ thuật ra sao…Bên cạnh đó đoạn văn thường kết hợp với phần Tiếng Việt đi kèm, do vậy học sinh cần phải chú ý hơn nữa để kết hợp nhuần nhuyễn vào bài làm của mình.
Đối với đề bài viết bài văn thì cần chú ý về bố cục của bài văn, mở đoạn cần giới thiệu được tên tác phẩm, tên tác giả, nội dung cần viết. Thân đoạn chia ra thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn sẽ giải quyết một vấn đề. Kết đoạn, tổng hơp lại nội dung đã trình bày một cách ngắn gọn.
Một điểm lưu ý, học sinh cần trình bày rõ ràng, khoa học, trả lời đầy đủ tránh trả lời cộc lốc, viết chữ rõ ràng không được viết tắt, tẩy, xóa quá nhiều trong bài làm của mình.
Trên đây là những chia sẻ để giúp các sĩ tử đạt được kết quả cao trong kì thi tuyển sinh 9 lên 10. Hi vọng với những chia sẻ này các sĩ tử có sự chuẩn bị tốt nhất và đạt được kết quả cao nhất trong kì thi sắp tới.
Để được tham khảo các thông tin hữu ích về học tập, quý phụ huynh và học viên có thể tham khảo tại đây hoặc liên hệ hotline: 0979.269.571 để được tư vấn về chương trình học tại TAKIS.
Đăng ký chương trình trại hè tại Takis
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tin xem nhiều
- Hướng dẫn cách thay thế từ ngữ để bài văn trở nên đặc sắc, sinh động.
- Tổng hợp kiến thức Ngữ văn 6 - Bộ sách Kết nối tri thức (Bản chi tiết)
- Học văn có ý nghĩa to lớn như thế nào?
- Chủ đề học tập: Các đường đồng quy trong tam giác
- Cách ôn luyện từ vựng hiệu quả
- Tổng hợp một số chủ đề viết văn nghị luận thường hay gặp trong đề thi ( có bài tham khảo)
- Top 5 địa điểm cho thuê phòng hội thảo uy tín giá rẻ tại Hà Nội
- 3 lý do không nên phân biệt môn chính – môn phụ
- Học toán hình thật đơn giản chỉ với 3 phương pháp
- 5 bước ôn thi vào lớp 10 môn toán cho học sinh yếu kém