Làm thế nào để học sinh không bị mất gốc môn Ngữ văn

Thứ ba - 31/05/2022 05:32
Bí kíp để học sinh không bị mất gốc Ngữ văn

     Môn Ngữ văn là một trong những môn học chính trong nhà trường, thế nhưng một số học sinh lại lơ là đối với môn Ngữ văn, cho rằng môn Ngữ văn dài dòng, khó học, khó chạm tới cảm xúc của người học dẫn tới tình trạng học sinh bị mất gốc môn văn. Dưới đây là những bí kíp mà TAKIS mách nhỏ bạn để bạn yêu thích môn Ngữ văn hơn nhé!

1. Tạo ra cảm hứng, niềm yêu thích với môn văn

     Phương pháp đầu tiên không chỉ được áp dụng khi học văn mà với các môn học khác cũng có thể vận dụng đó chính là tạo ra niềm cảm hứng, sự yêu thích khi ôn tập môn văn. Nếu bạn đang cảm thấy quá chán khi học văn, cảm thấy học kiến thức không thể tiếp thu được thì bạn đừng cố ép mình.

     Thay vào đó, hãy tạm dừng lại và tìm cho mình một cách giải tỏa tâm lý cho thoải mái bằng cách xem phim hoặc đi chơi, giải trí…Sau đó, bạn hãy giữ một tinh thần thoải mái, khi đọc một bài văn bạn bạn cần thả lỏng cơ thể, suy ngẫm từng chút một, bạn cần bĩnh tĩnh lại, hít thở sâu và nghiền nó tiếp. 

2. Đọc kỹ những văn bản trong SGK

     Việc học sinh phải đọc văn bản trước khi đến lớp là điều quan trọng, khi tìm hiểu trước tác phẩm, học sinh sẽ có kiến thức nền về văn bản đó, nếu là truyện sẽ biết được các nhân vật, tình huống truyện. Nếu là thơ sẽ biết được nhân vật trữ tình được thể hiện trong tác phẩm. Bên cạnh đó học sinh cũng cần phải soạn trước tác phẩm ở nhà, trả lời các câu hỏi trong SGK.

3. Tham khảo tài liệu 

     Việc tìm kiếm tài liệu là một trong những khâu quan trọng vì những thông tin trên mạng không hoàn toàn là đúng, vì vậy học sinh cần phải lọc ý cho tinh. Nếu những thông tin khiến người học còn cảm thấy “hoang mang” thì hãy nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn để người đọc không bị “hoang mang” trước những thông tin. 

 

tim kiem tai lieu
Tham khảo tài liệu qua mạng Internet, sách, báo chí


     Học sinh cần rèn luyện cho mình một thói quen đọc đó là học sinh hãy đọc thật nhiều sách, báo, truyện, thậm chí là văn mẫu để gia tăng vốn từ vựng cho mình. Khi người học có thêm vốn từ vựng phong phú thì học sinh sẽ chú ý lựa chọn từ ngữ viết văn hay hơn, lời văn bay bổng hơn khiến cho bài văn có cảm xúc. Đặc biệt, học sinh sẽ không cảm thấy bị bí từ khi viết văn.

4. Nghe thầy cô giảng 

     Học sinh cần phải nghiêm túc trong học tập, lắng nghe cô giảng những nội dung chưa hiểu. Ghi chép cẩn thận những nội dung trọng tâm của bài học. Học sinh nên hỏi, trao đổi với giáo viên và các bạn học tốt môn văn để tiếp thu thêm kiến thức, giải đáp những thắc mắc của mình về bài học.

 

Chăm chú nghe thầy cô giảng


5. Chọn không gian, thời gian học tập phù hợp

     Khi học văn bạn cần tìm cho mình một không gian yên tĩnh, văn học cần có sự cảm nhận từ tâm hồn. Vậy nên, một không gian thích hợp sẽ giúp bạn học văn hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần lên kế hoạch về thời gian học văn. Có bạn sẽ cảm thấy học văn vào buổi sáng dễ tiếp thu hơn, có bạn lại cảm thấy học văn buổi tối dễ cảm nhận hơn. Đó là cách lựa chọn của mỗi người, tùy vào khả năng của bạn mà chọn thời gian học phù hợp.

 

Huong dan cach lua chon ban hoc dat chuan cho be 1
Lựa chọn không gian học tập phù hợp


     Trên đây là những chia sẻ để giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và yêu thích môn Ngữ văn hơn. Hi vọng với những chia sẻ này các em học sinh sẽ không sợ môn Ngữ văn và có cảm giác “chán ngắt” đối vói môn học này nữa. Từ đó trung tâm TAKIS mong rằng các em học sinh sẽ đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. 

     Để được tham khảo các thông tin hữu ích về học tập, quý phụ huynh và học viên có thể tham khảo tại đây hoặc liên hệ hotline: 
0979.269.571 để được tư vấn về chương trình học tại TAKIS. 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn