Phân tích tác phẩm: Mã Giám sinh mua Kiều

Thứ sáu - 17/09/2021 00:38
TAKIS hướng dẫn học viên phân tích tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du
I - GỢI Ý
1. Tác giả:
(Xem bài Chị em Thuý Kiều).

2. Đoạn trích:
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai trong Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc). Sau khi gia đình bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tièn cứu cha và gia đình khỏi tai hoạ. Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều.
Bằng hình dáng bảnh bao và động tác sỗ sàng, Mã Giám Sinh đến mua Kiều và cò kè mặc cả như mua một món hàng.

II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
1. Trong đoạn trích, từ ngoại hình đến tính cách, bản chất của Mã Giám Sinh thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người chỉ như một món hàng hoá có thể mua bán, thậm chí cò kè bớt xén.

2. Một người con gái tài sắc tuyệt trần như Kiều trở thành một món hàng trong một cuộc mua bán. Thương thân, xót phận mình là một lẽ, hơn nữa còn là cảm giác đau đớn, tái tê vì lòng tự trọng của một con người. Chỉ thoáng gợi, Nguyễn Du đã thể hiện được tâm trạng của Thuý Kiều trong một tình cảnh đáng thương, tội nghiệp.

3. Đoạn trích thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp; vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và đồng tiền lộng hành; gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, đồng thời bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân.
-----------

Trên đây là hướng dẫn phân tích tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều, để đọc thêm nhiều tài liệu ôn thi vào 10 các môn Toán, Văn, Anh, học viên hãy ghé TẠI ĐÂY hoặc click TẠI ĐÂY để đăng ký chương trình cam kết thi đỗ vào 10 tại TAKIS.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn