Phương pháp để có mở bài ấn tượng cho bài văn?

Thứ ba - 25/01/2022 02:32
Mở bài hay sẽ thu hút người đọc và là ấn tượng đầu tiên cho toàn bộ bài văn. Có 2 cách để mở bài hấp dẫn và lôi cuốn.
      Có nhiều yếu tố để làm nên một bài văn hay, và người ta thường chú trọng phần nội dung (thân bài) mà quên đi rằng mở bài và kết bài cũng quan trọng không kém. Mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề, và kết bài cho ta biết việc trình bày vấn đề đã kết thúc để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Để viết được một mở bài và kết bài hay, lôi cuốn cũng là một kĩ năng rất quan trọng.

Tầm quan trọng của mở bài

      Một mở đầu hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Mở bài hay còn tạo ấn tượng cho giám khảo. Và người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận bài văn ngay từ phần mở đầu thì có thể khẳng định được chất lượng bài văn đạt giá trị cao.

 
Thiết kế không tên (34)
Mở bài hay sẽ thu hút và lôi cuốn người đọc

      Tuy nhiên rất nhiều bạn học sinh gặp khó khăn ngay từ phần mở bài. Một mở bài hay không chỉ là nội dung đúng, đủ ý mà còn được thể hiện qua sự trau chuốt, tỉ mỉ của ngôn ngữ. Và điều này thật khó cho nhưng bạn chưa thật sự hiểu đề và không có vốn từ phong phú hay phương pháp viết phù hợp.

Làm thế nào để có mở bài hay và hấp dẫn? 

      Xưa nay có câu châm ngôn “đầu xuôi đuôi lọt”. Tức là mở bài có hay, hấp dẫn thì mới có thể cuốn hút được người đọc.

      Để mở bài đúng trước hết các bạn cần chú ý những tips sau đây:

      Trước khi muốn mở bài các bạn hãy xác định rõ nội dung của vấn đề để viết (lưu ý: không nên phân tích quá sâu trong phần mở bài, mở bài chỉ mang tính chất gợi vấn đề)

      Hãy tưởng tượng khi trước mắt ta là 1 chiếc bánh chưng, muốn ăn nó thì ta phải bỏ lạt và bóc lá bánh (vậy hành động gỡ lạt và bóc vỏ bánh, đó chính là mở bài).

      Có 2 cách mở bài:
  • Trực tiếp: ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề cần bàn luận (thường mở bài từ 1 đến 3 câu)
  • Gián tiếp : gọi là đi đường vòng rồi đến vấn đề cần bàn luận (thường mở bài từ 3 đến 5 câu)
      Ví dụ 1: Đề bài “Em hãy miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân”.
  • Trực tiếp: 1 năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng nhưng em thích nhất là mùa xuân. 
  • Gián tiếp: Xuân mang niềm vui đến
                                    “Xuân mang tình yêu tới
                                    Muôn chim hòa ca trong nắng mới
                                    Hoa mai đào khoe sắc
                                    Hương xuân tràn ngây ngất
                                   Ta nghe trong lòng rộn ràng rất vui.”

      Tiếng hát cất vang trong trẻo rộn ràng khi xuân sang, khi nghe những câu hát ngân vang khiến lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến. Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới nó cũng là dấu hiệu kết thúc năm cũ và mở ra một năm mới với tràn đầy hi vọng. Không giống như mùa đông lạnh giá, mùa hè với cái nắng vàng rực hay mùa thu với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. 

     
Tip 1: Các bạn có thể viết mở bài gián tiếp bắt đầu bằng câu hát, câu ca dao, câu nói ấn tượng…

      Ví dụ 2: mE hãy trình bày cảm nhận về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

      Cần tránh cách mở bài sau:

      Trong các buổi chiều em thích nhất là buổi chiều tối trong bài thơ “Chiều tối” của tác giải Hồ Chí Minh
     
      - Trực tiếp: 
      (1) Bài thơ “Chiều tối” của tác giả Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt: “trên đường chuyển lao”. Những vẫn thơ đặc sắc trong bài giúp bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tâm hồn thi nhân. 
     (2) Nhắc tới Hồ Chí Minh ta không thể nhắc tới tập thơ “Nhật kí trong tù” đặc biệt là bài thơ “Chiếu tối” được sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ “Chiều tối” mang một màu sắc đặc biệt thu hút bạn đọc không chỉ vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng mà ở đó ta còn bắt gặp một tâm hồn đẹp của thi nhân.

      - Gián tiếp: Trong thơ xưa, đặc biệt là thơ Đường luật, nhất là thể tứ tuyệt, thường có nhãn tự (chữ mắt, linh hồn) như là điểm sáng, cái “thần”, linh hồn của bài thơ. Người ta thường nhắc đến chữ “sầu” trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Nếu chữ “sầu” đọng lại một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong thi phầm đời Đường, thì chữ “hồng” lại sáng lên một ngon lửa ấm nóng trong bài thơ Chiều tối của nhà thơ cộng sản Hồ Chí Minh trên con đường giải lao qua một xóm núi hẻo lánh. (nguồn mở bài của cungvuihoc.com)


      Tip 2: Dựa và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để mở bài
      Tip 3: Dựa vào phong cách của nhà văn, nhà thơ để mở bài


      Sau cùng muốn mở bài hay các bạn cần phải luyện tập thật nhiều, đọc nhiều và trau dồi thêm vốn từ của bản thân. Hãy nhấc bút lên và tập viết mở bài luôn nhé!

      Trên đây là những tips nhỏ giúp các em học sinh có được một mở bài hay, lôi cuốn mà không mất nhiều thời gian. Các em hãy lưu lại và áp dụng luôn nhé!

      Để biết thêm nhiều kiến thức về môn Ngữ văn, các em hãy xem tại đây hoặc đăng ký học thử chương trình Toán Anh Văn tại TAKIS tại ĐĂNG KÝ TƯ VẤN.
-------------
TAKIS - Dạy tốt học tốt
Hotline: 0979.269.571
Website: https://takis.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn